6 CÁCH THÔNG MINH ĐỂ CON TRẺ LUÔN NGHE LỜI
Ảnh minh họa
Làm sao để con không còn giả vờ như không nghe thấy những gì cha mẹ nói mà thay vào đó là "mẹ nói nghe luôn"? Dưới đây là 6 ý tưởng tuyệt vời giúp con luôn nghe lời.
Nếu đã từng có con và nuôi con, chắc chắn mẹ nào cũng phải công
nhận một điều rằng: không ít lần con bạn vờ như không nghe thấy bố mẹ
nói gì, thậm chí đến khi bố mẹ phải hét lên thì chúng mới trả lời bằng
cách hỏi lại "mẹ nói gì cơ ạ?", "dạ?"...
và nhiều khi còn không thực hiện những gì mẹ nói. Nếu tình trạng này
diễn ra một lần thì không sao nhưng nếu liên tục như vậy, chắc chắn
nhiều mẹ sẽ không thể giữ nổi bình tĩnh, trở nên tức tối, cáu giận và dễ
có hành vi bạo lực với con.
Có những mẹ đã chọn phương pháp "trị" lại tính "giả điếc, không nghe, không làm" của con bằng cách cắt giảm thời gian xem tivi, không mua đồ chơi hoặc phạt làm việc nhà... Thế nhưng hầu hết các mẹ đều nhận ra rằng các cách này đều... phản tác dụng.
Vậy làm sao để con luôn nghe lời, không còn giả vờ như không nghe thấy những gì cha mẹ nói mà thay vào đó là "mẹ nói nghe luôn"? Dưới đây là 6 ý tưởng tuyệt vời các mẹ nên tham khảo.
Có những mẹ đã chọn phương pháp "trị" lại tính "giả điếc, không nghe, không làm" của con bằng cách cắt giảm thời gian xem tivi, không mua đồ chơi hoặc phạt làm việc nhà... Thế nhưng hầu hết các mẹ đều nhận ra rằng các cách này đều... phản tác dụng.
Vậy làm sao để con luôn nghe lời, không còn giả vờ như không nghe thấy những gì cha mẹ nói mà thay vào đó là "mẹ nói nghe luôn"? Dưới đây là 6 ý tưởng tuyệt vời các mẹ nên tham khảo.
2. Cổ vũ cho hành vi tốt
3. Kiên nhẫn và có sự thay đổi liên tục trong "chiến thuật"
Các mẹ không thể trông chờ sự thay đổi của con diễn ra ngay lập tức, ngày một ngày hai. Để con thay đổi thói quen
"không nghe, không biết, không làm", mẹ hãy kiên nhẫn và dành thời gian
vạch ra những thay đổi nhỏ để con tiến bộ từng bước một trong một
khoảng thời gian nhất định. Điều này là rất cần thiết với những bé đã
lớn, có ý thức và phản kháng mạnh mẽ.
Thậm chí nếu bé không làm tất cả mọi thứ mẹ yêu cầu thì hãy tập trung vào khen ngợi những gì bé làm được chứ đừng quá chú trọng vào những thứ bé không làm.
Thậm chí nếu bé không làm tất cả mọi thứ mẹ yêu cầu thì hãy tập trung vào khen ngợi những gì bé làm được chứ đừng quá chú trọng vào những thứ bé không làm.
Đây
là một cách giúp mẹ thể hiện tình cảm mạnh mẽ với con và chắc chắn đứa
trẻ nào cũng thích. Mỗi khi con thực hiện đúng yêu cầu của mẹ, hãy ôm
con để con thấy rằng "con là đứa bé giỏi, thông minh biết lắng nghe mẹ,
mẹ rất tự hào về con". Điều này sẽ có lợi ích gấp đôi nếu mẹ kết hợp với
việc giải thích cho con hiểu rằng mẹ yêu và tự hào về con như thế nào,
tại sao con nên nghe theo lời mẹ...
Ảnh minh họa
5. Sử dụng miếng dán
6. Thiết lập một hệ thống điểm
Đối
với những trẻ từ 6 tuổi trở lên, có thể bé sẽ không còn hào hứng với
mấy miếng dán nhưng hệ thống điểm lại khuyến khích được bé (vì bé đã làm
quen với điểm số khi tới trường). Yêu cầu đối với những bé này cũng cao
hơn, đó là phải đạt được một số điểm nhất định trong khoảng thời gian
nào đó thì mới được mẹ thưởng. Ví dụ: Nếu con đạt 500 điểm trong một
tuần thì sẽ được tăng thời gian xem tivi 30 phút, được đi tham quan bảo
tàng... Và mẹ cũng phải quy định rõ mỗi lần mẹ gọi mà không "làm ngơ"
thì được 5 điểm, thực hiện lời mẹ nói được 10 điểm...
Tuy nhiên, vì các bé này đã có nhận thức tốt nên các mẹ không nên lạm dụng cách này quá. Thay vào đó hãy áp dụng luân phiên với các cách khác cho tới khi không cần điều kiện mà con trở nên nghe lời như mẹ mong muốn. (Theo Trí thức trẻ)
Tuy nhiên, vì các bé này đã có nhận thức tốt nên các mẹ không nên lạm dụng cách này quá. Thay vào đó hãy áp dụng luân phiên với các cách khác cho tới khi không cần điều kiện mà con trở nên nghe lời như mẹ mong muốn. (Theo Trí thức trẻ)
Post a Comment